Hôm 27/3, trên mạng xã hội lan truyền 1 video lột tả tình cảnh khó khăn mà các hãng hàng không đang gặp phải: 1 tiếp viên của American Airlines hướng dẫn về an toàn bay cho các hành khách nhưng chỉ có 1 người duy nhất lắng nghe. Đó là Sheryl, hành khách duy nhất có mặt trên chuyến bay từ Washington đến Boston. Sheryl cần về thăm người mẹ đang hấp hối.
Như blogger chuyên viết về du lịch Gary Leff nhận xét, bay 1 mình trên 1 chuyến bay thương mại có lẽ là trải nghiệm duy nhất 1 lần trong đời đối với người thường xuyên đi lại bằng máy bay, nhưng điều đó đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời Covid-19.
Mặc dù các hãng đã cắt giảm phần lớn các chuyến bay, nhưng điều đó không thấm vào đâu so với sự sụt giảm trong nhu cầu. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều chuyến bay gần như trống rỗng không có khách, với hệ số tải giảm từ mức 80% trước đây xuống chỉ còn một con số. Ví dụ, trên chặng Washington – Boston vẫn có 13 chuyến bay thẳng mỗi ngày, từ 3 sân bay chính của khu vực Washington đến Boston, gần như mỗi giờ đều có 1 chuyến. Nhưng số khách trên mỗi chuyến chưa đến 10 người.
Những chuyến bay gần như không có khách cũng đồng nghĩa phi công, tiếp viên và những người làm việc ở sân bay trở nên thừa thãi.
Một lý do khiến vẫn còn nhiều chuyến bay đến vậy là các hãng phải thực hiện chính sách giãn cách xã hội. Dù không muốn bay chỉ với 1 hành khách nhưng họ cũng không thể gom quá nhiều khách lên máy bay. American Airlines bỏ cả dãy ghế giữa để khách không ngồi sát nhau, đồng thời không cho khách đặt những ghế gần nhất với ghế phụ của tiếp viên. Trong khi đó United Airliné tự động xếp ghế cho khách.
Đây là những chính sách tốt để ngăn chặn virus lây lan, nhưng sẽ chỉ hiệu quả nếu chuyến bay có rất nhiều ghế trống. Và nếu nhu cầu trên 1 chặng là thất thường, cần phải thực hiện cả những chuyến bay gần như trống rỗng trên chặng ít người đi để đảm bảo chặng nhiều người đi hơn không bị quá đông.
Ngoài ra còn có lý do về luật pháp. Theo Đạo luật cứu trợ thảm họa dịch Covid-19 (CARES Act), các hãng hàng không nhận được tiền hỗ trợ để trang trải chi phí lương nhưng đi kèm điều kiện họ phải duy trì dịch vụ ở gần như mọi địa điểm mà họ từng phục vụ trước đó. Lý do khá dễ hiểu: những ai thực sự cần đi máy bay vẫn cần phải được đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên trong vài trường hợp điều này lại dẫn đến dư thừa nguồn cung.
Các hãng hàng không đang đề xuất giải pháp chia sẻ vé, tức là tất cả các hãng vẫn bán vé tới mọi thành phố mà họ từng phục vụ nhưng các hãng sẽ chia sẻ hành khách cho nhau. Bộ Giao thông Mỹ cũng có quyền miễn trừ yêu cầu của đạo luật CARES Act, và rất có thể các chuyến bay ở những sân bay nhỏ nằm không quá xa các sân bay lớn sẽ được cắt giảm.
Leff cũng đưa ra một vài lý do khác khiến các hãng cắt giảm số chuyến chậm hơn so với tốc độ sụt giảm nhu cầu. Thay đổi lịch trình bay là 1 quá trình rất phức tạp. Và mặc dù các hãng giảm đốt tiền Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog quá mức khi giảm số chuyến, điều đó có thể không hiệu quả như bạn nghĩ. Các hãng vẫn phải trả lương cho nhân viên, thanh toán tiền thuê cổng tại các sân bay, trả tiền thuê máy bay. Dù tiền nhiên liệu cũng đã giảm đáng kể vì giá dầu lao dốc, chi phí đỗ máy bay là không nhỏ.
Điều quan trọng nhất: các hãng hàng không không hề chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình trạng đóng cửa quá dài và quá lớn như hiện nay. Bức tranh của ngành hàng không giờ này vẫn chưa có chút sắc màu tươi sáng nào. Những chuyến bay trống rỗng sẽ chưa thể nhanh chóng được lấp đầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét