Trong khi các bệnh viện đang làm việc hết công suất do số lượng ca Covid-19 tăng kỷ lục, các loại thuốc quan trọng, thiết yếu để làm giảm các triệu chứng hô hấp cho bệnh nhân cũng dần trở nên khan hiếm.
Chủ yếu trong số đó là các loại thuốc giúp mở đường thở, kháng sinh, kháng virus và thuốc an thần. Chúng đều rất quan trọng trong việc trợ giúp bệnh nhân thở máy, kiểm soát nhiễm trùng phổi thứ cấp, hạ sốt, giảm đau và hồi sức cho bệnh nhân bị ngừng tim.
Nhu cầu các loại thuốc này tăng mạnh trong tháng 3 khi dịch bùng phát tại Mỹ. Đơn hàng kháng sinh azithromycin và kháng virus ribavirin tăng gần gấp ba. Các loại thuốc giảm đau và an thần như fentanyl, midazolam và propofol tăng lần lượt 100%, 70% và 60%. Lượng cầu albuterol, loại thuốc vốn sử dụng cho bệnh hen giúp hỗ trợ các ca Covid-19 nặng, cũng tăng đáng kể.
Trong khi đó, theo báo cáo của Premier Inc., một công ty phân tích, tư vấn và cung cấp dịch vụ y tế cho nhiều bệnh viện tại Mỹ, số lượng đơn thuốc được cấp và vận chuyển đến các bệnh viện lại giảm từ một nửa tới ¾ trong một tháng qua.
Nguồn cung nguyên liệu thô cho các hãng dược ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào các công ty Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Chuyên gia về thuốc Erin Fox của Đại Học bang Utah cho biết: "Chúng ta cũng thiếu hụt nguồn thuốc men, bên cạnh khan hiếm khẩu trang và máy thở. Nước Mỹ chưa sẵn sàng cho sự tăng vọt bất ngờ ngày."
Trong một khảo sát của Premier Inc., với 377 bệnh viện và 100 cơ sở chăm sóc dài hạn, tại nhà và nhà thuốc bán lẻ, tình trạng khan hiếm thuốc ảnh hưởng nhất tới các cơ sở chăm sóc trực tiếp. 70% báo cáo thiếu hụt ít nhất một loại thuốc. Với các cơ sở chăm sóc dài hạn, tại nhà và các nhà thuốc bán lẻ, con số này là 48%.
Vấn đề này nghiêm trọng nhất ở các vùng tâm dịch như New York, California và Washington.
Với dự đoán đỉnh dịch vẫn còn cách vài tuần nữa, sự thiếu hụt này càng làm rõ nét thêm những yếu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog điểm trong dây chuyền cung ứng hiện tại.
"Các dây chuyền cung cấp dược phẩm là một ngành sản xuất thời hạn", tiến sĩ Fox cho biết. "Các nhà sản xuất chỉ phân phối đủ lượng sản phẩm, và họ dự đoán nhu cầu dựa trên số lượng họ bán ra trước đó. Không ai nghĩ nhu cầu bất kỳ loại thuốc nào sẽ tăng lên gấp 10 lần, vì thế họ không dự trữ".
Trước khi khủng hoảng xảy ra, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ghi nhận việc suy giảm nguồn cung hơn 100 loại thuốc do việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác.
Theo ông Stephen Schondelmeyer, giáo sư trường dược Đại Học bang Minnesota: "18 trong số 21 loại kháng sinh quan trọng điều trị nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân Covid-19 phụ thuộc 80% nguồn cung từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Italy - những nơi mà việc sản xuất đều đang bị gián đoạn".
Một nguyên nhân nữa dẫn tới vấn đề về dây chuyền cung ứng toàn cầu là các nước cấm xuất khẩu một số loại thuốc nhất định, do cuộc chiến thương mại, hoặc họ muốn đảm bảo nguồn cung cho người dân trong nước, tiến sĩ Schondelmeyer cho hay.
Chính phủ Mỹ cũng có thể thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa tăng cường năng suất để giải quyết vấn đề nguồn cung. Nhưng để làm được điều này cần có thời gian, ít nhất là 2-3 tháng, và điều đó sẽ không giải quyết được nhu cầu bức thiết hiện tại.
Việc tăng năng suất cũng phụ thuộc vào hạn ngạch của các loại hóa chất và nguyên liệu được kiểm soát bởi Cơ quan phòng chống chất gây nghiện Mỹ (DEA). Hôm 31/3, Hiệp hội Bệnh viện Mỹ và bốn tập đoàn y tế khác đã gửi yêu cầu tới DEA để tạm thời nới lỏng hạn ngạch cho sản xuất nội địa. Tuy nhiên cơ quan này chưa có phản hồi.
Thuốc sốt rét Chloroquine được thử nghiệm để điều trị Covid-19. Ảnh: AFP |
Trong khi đó, các bệnh viện bắt đầu tìm kiếm những cách thức điều trị khác hiệu quả tương đương các phương án tiêu chuẩn hiện tại. Theo tiến sĩ Lewis J. Kaplan, Chủ tịch Hiệp hội Critical Care Medicine: "Benzodiazepines vốn được hạn chế sử dụng vì chúng có thể gây mê sảng, đặc biệt ở những bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ. Nhưng bây giờ, nó lại được đưa vào thay thế các loại thuốc an thần tiêu chuẩn do nguồn cung có hạn".
Nhiều bệnh viện đang sử dụng các loại kháng sinh thay thế, nghiền nát viên thuốc thay vì sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch, đồng thời giảm bớt các phẫu thuật và điều trị không cần thiết để ưu tiên cho các bệnh nhân Covid-19, tiến sĩ Kaplan cho biết.
Tuy vậy, nhiều hãng dược phẩm lớn khẳng định nguồn cung và mạng lưới phân phối của họ sẽ không gặp nhiều gián đoạn. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân không nên tích trữ thuốc men vì sự thiếu hụt ở từng vùng sẽ dẫn tới sụt giảm nguồn cung trên toàn quốc gia.
Thuốc men không giống như máy móc vì sẽ tiêu hao sau khi được sử dụng. Việc di chuyển nguồn lực tới những nơi cần thiết hơn là không thể.
Giới chuyên gia cho rằng để phòng tránh vấn đề này trong tương lại, các công ty dược phẩm, các nhà phân phối cần minh bạch dữ liệu về dây chuyền cung ứng.
"Chúng ta cần minh bạch hơn và bắt đầu nghiên cứu những cách để lên kế hoạch cũng như xác định điểm yếu, thay đổi chính sách cần thiết tương ứng", tiến sĩ Schondelmeyer nhận định.
Linh Phan (Theo NY Times )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét